( 10-09-2024 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 136
Tắm biển sẽ giúp ta cảm thấy thư giãn, giải tỏa căng thẳng và đem lại nhiều kỉ niệm đẹp. Tuy nhiên tắm biển cũng có thể đem lại nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu không tắm đúng cách. Hãy cùng Kaminomoto tìm hiểu tác hại của tắm biển qua bài viết bên dưới đây.
Tác hại của tắm biển
Dưới đây là một số tác hại của việc tắm biển mà bạn có thể tham khảo:
Chứa nhiều chất thải
Trong nước biển chứa nhiều chất hóa học độc thải, chất thải động vật, thực vật.c Ngoài ra còn có chất độc tố từ xưởng công nghiệp, chất thải từ hoạt động con người.
Ngâm mình trong nước biển các chất thải này bám vào cơ thể và da, để lâu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như dị ứng, kích ứng mắt, nhiễm trùng, viêm da,... Vì vậy sau khi tắm biển thì nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể để tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách hấp dầu dừa cho tóc giúp phục hồi tóc hư tổn
Nguy cơ mắc các bệnh nặng
Khi tắm biển cơ thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật có trong nước biển. Các loại sinh vật này có thể gây ra nhiễm độc da, dị ứng,.... Trong nước biển cũng chứa các độc tố như chì và xyanua, tiếp xúc lâu dài gây hại cho sức khỏe.
Khi cơ thể có vết thương hở vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào gây ra tổn thương mô và ảnh hưởng đến máu nghiêm trọng. Không vệ sinh cơ thể sau khi tắm biển sẽ dễ bị các bệnh năng và có nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến độc tố và vi khuẩn.
Kháng thuốc kháng sinh
Vi khuẩn đại dương là loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh và sống trong môi trường biển. Khi tắm biển các vi khuẩn này dễ thâm nhập thông qua vết trầy xước hoặc vết cắt trên da.
Nếu không làm sạch thể sau khi tắm biển thì dễ bị viêm da, kích ứng, nhiễm trùng và nổi mẩn đỏ. Các loại vi khuẩn này có thể sản xuất ra các enzyme phá hủy thuốc kháng sinh và khiến bệnh nhiễm trùng khó điều trị.
Sau khi tắm biển thì nên dùng nước sạch và xà phòng để làm sạch cơ thể tránh bị nhiễm trùng và loại bỏ vi khuẩn.
Nhiễm lạnh
Biển sẽ có nhiều gió hơn so với sâu bên trong đất liền, kết hợp với tắm biển có thể khiến bạn dễ cảm lạnh, nhiễm lạnh.
Nước biển có nhiệt độ thấp hơn 2 - 3 độ C so với không khí mà chúng ta hít thở. Cơ thể chúng ta luôn truyền nhiệt ra ngoài nên mất nhiệt khi tắm biển dẫn đến cảm lạnh
Mệt quá sức
Khi tắm biển lâu sẽ khiến cơ thể hoạt động nhiều, kèm theo sức cản không khí do nước gây ra khiến cơ thể mệt quá sức. Những dao động mạnh mẽ từ sóng biển sẽ khiến cơ thể mất nhiều năng lượng dẫn đến thở gấp gáp, thở dốc do cần oxy.
Nhiều khi sẽ có cảm giác lỏng lẻo rã rời, chân tay bủng nhùng mệt mỏi không thể đứng vững. Nhịp tim bị rối loạn khi bị mệt quá sức nên nhỏ và nhanh. Đôi khi còn gặp chuột rút co cơ, hoa mắt và chóng mặt khiến bạn khó quay trở lại bờ.
Say nắng
Khi cơ thể bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phần gáy sau cổ quá nhiều với cường độ cao thì dễ bị say nắng. Khi bạn hở gáy và tắm tại vùng nước nông, đặc biệt nắng gắt thì rất dễ bị say nắng.
Khi bị say nắng mà không lên kịp bờ sẽ rất dễ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tính mạng. Một số triệu chứng say nắng như chóng mặt, hoa mắt, thần kinh không ổn định, không đứng vững, ù tai, cảm giác mệt mỏi, ngất.
Xem thêm: 9 Cách dưỡng tóc bằng mật ong giúp tóc nhanh dài và chắc khỏe
Cá mập
Mặc dù rất hiếm những vẫn có một số vụ cá mập tấn công xảy ra gần bờ, thường là ở giữ các bãi cát hoặc vùng ven bờ. Tại các vách đá dựng đứng nơi con mồi của cá mập tụ tập và nơi cá mập bị mắc kẹt bởi thủy triều.
Để giảm thiểu nguy cơ thì nên tránh xuống nước lúc trời tối, chạng vạng, có vết thương chảy máu. Nên bơi theo nhóm, đừng bơi quá xa bờ, mặc đồ bơi màu sáng và để trang sức lấp lánh tại nhà.
Sứa
Tất cả các loài sứa đều đốt nhưng không phải loài nào cũng có nọc độc gây hại cho con người.
Trong số 2000 loài sứa thì chỉ có khoảng 70 loài gây hại nghiêm trọng hoặc làm chết người. Nên chú ý các biển báo cảnh cáo về sứa trên bãi biển và cẩn thận với những con sứa dạt vào bờ.
Dù cho chúng chết và xúc tua bị xé ra thì chúng vẫn đốt. Khi bị đốt nên hẹn gặp bác sĩ nếu dị ứng và nhờ nhân viên cứu hộ sơ cứu vết đốt. Dùng nước để rửa chỉ khiến giải phóng thêm chất độc.
Sét đánh
Theo thống kê thì mỗi năm có khoảng 250 ngàn người bị sét đánh, nhiều người chết nhưng cũng có người sống sót. Khi có sấm sét và giông bão thì nên ở nhà và trú mưa.
Thời điểm thích hợp để tắm biển là khi nào?
- Nên tránh tắm biển vào những ngày có sóng mạnh: Nhiệt độ thấp dưới 25 độ C, sóng lớn, bọt trắng của sóng xô vào.
- Không tắm biển khi mới ăn xong vì nước biển gây sức ép vào bụng gây khó thở và chèn ép. Nên nghỉ 1 tiếng sau ăn để da dày được tiêu hóa và không tắm biển khi đói vì dễ đuối sức.
- Tránh tắm lúc 2h chiều hoặc 10h sáng vì ánh nắng mặt trời gay gắt nên rất dễ bị say nắng.
- Không tắm biển liên tục và quá lâu vì khiến da nhăn nheo và cơ thể mệt mỏi.
Những lưu ý cần biết trước và sau khi tắm biển
Bạn nên lưu ý những điều sau khi đi tắm biển:
- Nên kiểm tra thông tin ô nhiễm của bãi biển và chất lượng nước để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Nếu mức độ ô nhiễm cao hoặc không đảm bảo thì không nên xuống biển tắm.
- Khi đi biển để bảo vệ da nên mang theo kem chống nắng có chỉ số SPF cao, giúp bảo vệ da ở một mức độ nhất định.
- Khi có vết thương hở thì nên tránh bơi lội để không bị nhiễm trùng da.
- Nên dùng nước sạch và xà phòng để làm sạch da sau khi tắm biển xong.
- Không nên chà xát da quá mạnh khi tắm lại bằng nước sạch để tránh làm tổn thương da.
Kết luận
Qua bài viết trên Kaminomoto đã nói cho bạn biết về tác hại của tắm biển, thời điểm thích hợp tắm biển. Mặc dù tắm biển không phải hoàn toàn xấu nhưng bạn cũng nên để ý nhằm tránh bị những trường hợp không mong muốn. Chúc bạn có một chuyến đi chơi biển thật là vui vẻ và thú vị.