( 26-09-2019 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 1811
Tìm hiểu qua nguyên nhân gây ra rụng tóc ở tuổi dậy thì để có được cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng kaminomoto nhật bản xem qua bài viết này nhé!
Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì hiệu quả, nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến mái tóc. Rụng tóc ở tuổi dậy thì là tình trạng không hiếm gặp, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là chế độ ăn uống thiếu chất, khiến cho mái tóc thiếu dưỡng chất để phát triển.
1. Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân rụng tóc
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể có sự thay đổi và phát triển cả về mặc thể chất lẫn tâm lý. Một trong những thay đổi lớn vẫn thường thấy ở độ tuổi này đó chính là việc rụng tóc, vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, tại sao tóc lại rụng ở độ tuổi này?
Cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến tóc gãy rụng để tìm cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì hiệu quả nhé:
- Thiếu các vitamin thiết yếu như vitamin B1, B2, C, sắt vv...
- Bệnh tật kéo dài có thể gây rụng tóc ở cô gái tuổi teen.
- Các bệnh về tiểu đường, tuyến giáp có thể can thiệp vào chu kỳ sản xuất tóc tự nhiên và dẫn đến rụng tóc.
- Sử dụng các loại thuốc phòng và chữa mụn trứng cá, mụn nhọt, tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây nên vấn đề rụng tóc ở giai đoạn này.
- Sử dụng thuốc tránh thai, tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây nên tình trạng rụng tóc ở các cô gái.
- Alopecia areata, một loại bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng và rụng tóc trên da đầu.
- Thói quen ăn uống xấu, thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt và thức ăn nhanh. Thời gian ăn không hợp lý, thậm chí là rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn và chán ăn cũng được cho là nguyên nhân gây rụng tóc.
- Sức khỏe của tóc được quyết định trực tiếp bởi chất lượng thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể. Chế độ ăn kiêng đột ngột cũng chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề rụng tóc.
- Việc làm đẹp, tạo kiểu quá mức sẽ gây nên hiện tượng rụng tóc ở giai đoạn này. Cần chú ý và tránh sử dụng quá nhiều các loại thuốc uốn, nhuộm lâu ngày sẽ ngấm vào chân tóc, gây hư hại mái tóc.
2. Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì: Mối liên hệ giữa Hormone và rụng tóc
Vòng đời của một con người, việc phát triển và lớn dần là điều không thể tránh khỏi. Ở từng độ tuổi cũng như giai đoạn phát triển, sự thay đổi sinh lý bất thường cũng là điều thường thấy.
Đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì, cơ thể thay đổi khá nhiều, các hormone ở giai đoạn này cũng dao động theo cảm xúc, các thói quen ăn uống hằng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của mái tóc.
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề rụng tóc nằm ở một loại hormone đặc biệt, có ở cả nam lẫn nữ. Hormone chịu trách nhiệm chính cho vấn đề rụng tóc đó chính là dihydrotestosterone hay viết tắt là DHT.
Nồng độ DHT trong máu tăng cao, khiến cho bã nhờn ở chân tóc cũng tăng theo, bịt kín các nang tóc, khiến cho chúng hô hấp kém đi, không thể phát triển và hình thành chân tóc mới.
Sự thay đổi này diễn ra khá nhanh, đôi khi nó khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo ngược chỉ sau một đêm mà không thể nào kiểm soát được tình trạng này.
Nếu thấy những tình trạng này xảy ra, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lại nồng độ hormone trong cơ thể ngay lập tức. Cả nam và nữ đều có nguy cơ gặp phải hiện tượng dihydrotestosterone (DHT) đột ngột, chi phối khá nhiều các hoạt động trong cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo một số cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì để cái thiện tình trạng mái tóc của mình, tránh gây thêm những tác động xấu gây tổn thương lên da đầu.
>>>>Tìm hiểu thêm: Thuốc trị rụng tóc thảo dược Nhật Bản có hiệu quả thật sự?
3. Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì: Biện pháp phòng ngừa và điều trị
Rụng tóc, mỏng tóc là tình trạng không hề mong muốn ở giai đoạn tuổi dậy thì, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như các vấn đề giao tiếp khác.
Để kiểm soát cũng như khắc phục những vấn đề về rụng tóc ở giai đoạn này, bạn có thể tham khảo những mẹo hay dưới đây, giúp cải thiện đáng kể tình trạng mái tóc của bạn.
3.1 Ăn thực phẩm giàu protein để chăm sóc tóc
Thành phần cấu tạo chính của tóc đó chính là Protein hay còn gọi là keratin. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này có thể khiến cho mái tóc yếu, dễ bị gãy rụng.
Trong các bữa ăn hằng ngày, nên tăng cường các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp dưỡng chất cho mái tóc, giúp tóc chắc khỏe. Một số loại thực phẩm rất giàu protein mà bạn có thể dung nạp vào cơ thể như trứng, đậu lăng, rau xanh, sữa chua vv…
3.2 Hạn chế việc tác động, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến mái tóc
Bước vào giai đoạn dậy thì, việc làm đẹp chải chuốt cho mái tóc là điều tất yếu không thể thiếu, đặc biệt là đối với các cô nàng thì vấn đề này quan trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, việc làm đẹp cũng cần có thời gian cân đối hợp lý, tránh sử thay đổi kiểu tóc, màu tóc quá nhiều, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mái tóc.
3.3 Cải thiện mái tóc chắc khỏe bằng cách khắc phục thói quen xấu
Việc thường xuyên thức khuya, để học bài hay làm việc sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi và phát triển của mái tóc. Bên cạnh đó, sử dụng các loại thức ăn cay nóng, chất kích thích cũng là những thói quen xấu khiến mái tóc yếu dần và dễ gãy rụng.
Để giúp cho mái tóc chắc khỏe, giảm thiểu tình trạng gãy rụng thì tốt hơn hết bạn nên hạn chế những thói quen xấu không có lợi cho cơ thể. Tăng cường việc rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao thường xuyên để có được một cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì mà bạn nên tham khảo để có được mái tóc chắc khỏe hơn. Tóc là một bộ phần rất quan trọng trên cơ thể người, chính vì vậy bạn không nên chủ quan, thường xuyên thực hiện những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến mái tóc của mình.
XEM THÊM
Dòng sản phẩm ngăn ngừa và kích thích mọc tóc Kaminomoto Acclerator. Sản phẩm phù hợp với tình trạng rụng tóc từ 1 đến 3 năm, độ tuổi tử 16 đến 25. Sử dụng đều đặn 1 ngày 2 lần sẽ giúp kích thích tóc con mọc mới giúp tóc mọc dày hơn.