( 30-09-2019 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 2029
Nhiều chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng tóc khiến nhiều chị em hoang mang và lo lắng không biết mình gặp phải bệnh gì?
Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Rụng tóc ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra, khi nào rụng tóc là biểu hiện sinh lý bình thường, khi nào là biểu hiện của bệnh để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
1. Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Bệnh rụng tóc Telogen effluvium
Telogen effluvium là một hiện tượng xảy ra sau khi mang thai, phẫu thuật, giảm cân nghiêm trọng hoặc căng thẳng cực độ khiến cho tóc rụng lủa tủa mất kiểm soát. Thường khi gội đầu hoặc chải tóc sẽ thấy tình trạng này xuất hiện rõ nhất.
Trường hợp này cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm không steroid... Triệu chứng thường thấy ở căn bệnh này đó chính là tình trạng rụng tóc từ 6 tuần đến 3 tháng, tóc sẽ bị rụng nhiều trên đỉnh đầu.
Trong một số trường hợp, nếu bạn đang mang thai hoặc phẫu thuật lớn thì phải chờ thời gian cho đến khi tóc rụng chậm lại. Nếu thuốc là thủ phạm gây ra tình trạng này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều lượng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác.
2. Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Bệnh tuyến giáp
Hàng triệu người, hầu hết là phụ nữ bị mắc bệnh tuyến giáp. Khi cơ thể sản xuất quá ít hormone tuyến giáp, loại hormone chịu trách nhiệm về chuyển hóa, nhịp tim và tâm trạng của bạn. Gây ra hàng loạt các triệu chứng, bao gồm việc tăng cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm và khó tập trung. Tóc mỏng, và giòn hơn dễ dàng bị gãy rụng.
Hoặc trong thường hợp cơ thể bạn sản xuất quá nhiều hormone, sẽ gây bệnh cường giáp. Biểu hiện thường thấy ở căn bệnh này là hiện tượng giảm cân không rõ lý do, tim đập nhanh, hồi hộp, khó chịu, tiêu chảy, da ẩm, tóc yếu dễ gãy rụng.
Xem thêm: Thuốc trị rụng tóc thảo dược Nhật Bản có hiệu quả thật sự?
3. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến tình trạng bị rụng tóc nhiều ở phụ nữ
Phụ nữ nếu ăn không đủ chất đặc biệt là sắt sẽ khiến cho máu không đủ hồng cầu cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Các triệu chứng thường hay thấy ở bệnh thiếu sắc như cơ thể mệt mỏi cực độ, yếu, da nhợt nhạt hơn. Một số biểu hiện khác như đau đầu, khó tập trung, chân tay lạnh và rụng tóc.
Khi gặp phải tình trạng này, để giúp sức khỏe hồi phục cũng như nuôi dưỡng tóc chắc khỏe hơn thì bạn nên sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, cá, rau xanh...giúp tăng cường hấp thu sắt.
Trung bình, phụ nữ cần 18mg sắt mỗi ngày, 8mg sau thời kỳ mãn kinh. Nếu có nhu cầu bổ sung các loại thuốc để tăng cường sắt trong cơ thể thì bạn nên tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng hợp lý nhất.
4. Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi là PCOS. Thường bắt đầu ở phụ nữ sớm nhất là năm 11 tuổi, gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Nếu buồng trứng sản xuất quá nhiều nội tiết tố nam, điều này có thể gây vô sinh.
PCOS có thể gây ra sự phát triển của lông mặt, chu kỳ không đều, mụn trứng cá và u nang trên buồng trứng. Ngoài ra chúng còn khiến tóc rụng trên da đầu.
Hầu hết các trường hợp PCOS được điều trị bằng thuốc tránh thai như Yasmin, có chứa chất kháng androgen mạnh giúp ngăn chặn testosterone. Nếu không sử dụng thuốc tránh thai, bạn cũng có thể kê toa spironolactone (Aldactone), cũng có tác dụng ngăn chặn nội tiết tố nam.
Xem thêm: MẤT NGỦ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỤNG TÓC NHƯ THẾ NÀO?
5. Rụng tóc nhiều ở nữ là biểu hiện tình trạng da đầu có vấn đề
Khi da đầu không được khỏe mạnh có thể gây viêm khiến tóc dễ bị gãy rụng nhưng khó mọc lại. Các tình trạng trên da đầu thường thấy bao gồm viêm da tiết bã (gàu), bệnh vẩy nến, nhiễm nấm như giun đũa.
Viêm da tiết bã nhờn làm cho da đầu bị bong ra, vì vậy bạn sẽ thấy có vảy nhờn, màu vàng trên vai hoặc tóc. Đây có thể là kết quả của nấm men gọi là Malassezia, thay đổi nội tiết tố hoặc dầu thừa trên da.
Bệnh vẩy nến, một tình trạng tự miễn dịch gây ra sự thay đổi tế bào da quá mức, tạo ra một vảy trắng rất dày trên da đầu có thể chảy máu nếu kéo ra.
Tùy vào mỗi tình trạng khác nhau sẽ cần phương pháp điều trị thích hợp như: dầu gội trị bệnh viêm da tiết bã, thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng cho bệnh vẩy nến...
6. Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Bệnh Alopecia Areata
Alopecia areata là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch sinh ra để phòng chống các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng vô tình tấn công vào các nang tóc khiến chúng bị gãy rụng.
Tình trạng rụng tóc Areata có thể xảy ra ở ba dạng. Gây ra các mảng hói tròn, mịn trên da đầu, lông mày hoặc chân. Rụng tóc toàn bộ trên đầu được gọi là rụng tóc toàn phần, trong khi rụng tóc xảy ra trên khắp cơ thể được gọi là rụng tóc toàn thân.
Với bài viết này, hy vọng bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Xem thêm: Sử dụng vitamin b5 trị rụng tóc có thực sự hiệu quả?
7. Yếu tố di truyền gây rụng tóc ở nữ
Rụng tóc do di truyền, hay còn gọi là rụng tóc androgenetic (AGA), là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rụng tóc ở nữ giới. AGA ảnh hưởng đến khoảng 50% phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Nguyên nhân rụng tóc di truyền xảy ra khi nang tóc bị thu nhỏ do ảnh hưởng của hormone di truyền và testosterone. Testosterone là hormone sinh dục nam, nhưng phụ nữ cũng có một lượng testosterone nhỏ trong cơ thể. Ở những người bị AGA, nang tóc nhạy cảm hơn với testosterone, dẫn đến việc tóc mọc ngắn hơn, mỏng hơn và cuối cùng là rụng.
Rụng tóc do di truyền thường bắt đầu ở đỉnh đầu và lan rộng ra dần dần. Tóc ở phần trước và hai bên trán thường không bị ảnh hưởng.
TƯ VẤN THÊM:
Với tình trạng rụng tóc của chị em phụ nữ, bạn có thể sử dụng dòng sản phẩm thuốc trị rụng tóc cho nữ Ladychic. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản.
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bị rụng tóc ở nữ là bệnh gì. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Kaminomoto.com.vn để được chúng tôi tư vấn cụ thể.